Đèo Cả - một ông lớn trong ngành giao thông - vừa ra Nghị quyết HĐQT yêu cầu các lãnh đạo từ Phó chủ tịch phải đi học để trở thành tiến sĩ; các lãnh đạo ban điều hành,ĐèoCảKhôngyêucầucấpdướilàtiếnsĩthạcsĩvìbằngcấcompass văn phòng HĐQT (gồm chánh/phó văn phòng, trợ lý, thư ký, chuyên tổng hợp) phải là thạc sĩ trong 4-6 năm nữa.
Chia sẻ thêm về chủ trương này, ông Trần Văn Thế, Chánh văn phòng Tập đoàn Đèo Cả, khẳng định các yêu cầu này "không phải vì bằng cấp".
Theo ông, việc hoàn thành khóa học là một trong những thước đo để nâng cao trình độ, giải quyết các vấn đề thực tại. Với các chức danh Phó chủ tịch HĐQT, công ty yêu cầu nghiên cứu đề tài ứng dụng theo lĩnh vực được phân công để trở thành tiến sĩ khoa học trong 5 năm, có ngoại ngữ để giao tiếp với đối tác nước ngoài. Với các Tiến sĩ là trợ lý của Chủ tịch HĐQT sẽ được đầu tư, tham gia giảng dạy trực tiếp để trở thành Phó giáo sư, là lực lượng nòng cốt cho chiến lược đầu tư giáo dục.
Ông Thế kể có những người đã là thạc sĩ chuyên ngành nhưng vẫn phải học thêm và hoàn thành khóa học Thạc sĩ điều hành cao cấp (ExMBA) do Tập đoàn Đèo Cả đặt hàng đào tạo tại Đại học Kinh tế Quốc dân.
Với Ban điều hành, các trợ lý, chuyên viên văn phòng Hội đồng quản trị, lãnh đạo các ban chuyên môn (khoảng 90 người) cũng được yêu cầu hoàn thành cấp thạc sĩ trong 2-3 năm tới. Đây là lực lượng đã được quy hoạch nguồn lãnh đạo chủ chốt. Toàn bộ học phí cho các nhân sự được cử đi học được Đèo Cả chi trả. Ông Thế chia sẻ từng được thưởng 1 tỷ đồng sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ. Ngược lại, nếu không hoàn thành khóa học sẽ xem xét miễn nhiệm, điều chuyển công tác...
Tập đoàn Đèo Cả cũng phối hợp với Đại học Giao thông vận tải TP HCM thành lập viện nghiên cứu đào tạo, với các hoạt động nghiên cứu chuyên sâu, tiếp nhận, chuyển giao công nghệ mới, đào tạo nhân sự chất lượng cao.
GS.TS Trần Thọ Đạt, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, người tư vấn về đào tạo giáo dục cho Tập đoàn Đèo Cả, đánh giá đây là một ví dụ của mô hình "đào tạo theo địa chỉ". Tức là ban lãnh đạo công ty sát sao với nội dung chương trình học để việc học tập có thể vận dụng được vào thực tiễn. "Ở đây, có sự gắn kết chặt chẽ, cộng sinh giữa nhà trường và doanh nghiệp", ông Trần Thọ Đạt nói.
Tập đoàn Đèo Cả có 20 công ty thành viên, chia thành 5 khối ngành nghề như đầu tư, dự án, sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đầu tư nước ngoài với hơn 6.000 cán bộ, nhân viên. Hiện 7 Phó chủ tịch đều đã là thạc sĩ về quản trị kinh doanh, xây dựng cầu đường. Còn Chủ tịch HĐQT Hồ Minh Hoàng, sinh năm 1972, là kỹ sư điện, thạc sĩ quản trị kinh doanh. Tại ban điều hành, Đèo Cả có 11 thành viên, trong đó 10 người là thạc sĩ, 1 người là tiến sĩ.